Tin ngành nghề
Vai trò của năng lượng tái tạo trong kịch bản tăng trưởng bền vững
10/04/2021Một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới trong thế kỷ 21 là đảm bảo nguồn cung năng lượng carbon thấp, giá cả phải chăng và an toàn
Theo thống kê của Cơ quan năng lượng quốc tế (International Energy Agency-IEA), mức tăng công suất thủy điện toàn cầu nhìn chung đã giảm năm thứ năm liên tiếp, tạo ra thách thức lớn để duy trì tăng trưởng trung bình 3% mỗi năm cho đến năm 2030 theo kịch bản tăng trưởng bền vững (SDS- Sustainable development scenario) của IEA.
Trong thời gian qua, nhu cầu về nguồn điện sạch và giá cả phải chăng liên tục gia tăng khi các quốc gia tìm kiếm cách đáp ứng các mục tiêu giảm khí thải carbon trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Mặc dù các phong trào tiết kiệm điện được phát động ở nhiều nơi trên thế giới và người dân thậm chí đã quen thuộc với sự kiện “Giờ Trái đất”, nhưng không thể phủ nhận đến nay điện vẫn là nhu cầu không thể thiếu thậm chí ngày càng tăng khi nhiều quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Điều này đã buộc chính phủ các nước phải tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời, thủy điện, điện hạt nhân, địa nhiệt v.v.), để tạo ra điện sạch.
Báo cáo của IEA (2020) cho thấy một số xu hướng chính đối với nguồn năng lượng tái tạo tại các thị trường lớn như sau:
- Tại Hoa Kỳ, bổ sung điện gió trên đất liền dự kiến vẫn tăng vào năm 2020 sau đó bắt đầu giảm khi tín dụng thuế sản xuất (production tax credit- PTC) bắt đầu bị loại bỏ dần.
- Trung Quốc đang gấp rút hoàn thành các dự án điện gió và điện mặt trời vào năm 2020, trong khi một số dự án thủy điện thông thường và thủy điện quy mô lớn được đưa vào vận hành vào năm 2020.
- Tại Ấn Độ, sự phát triển của các dự án năng lượng mặt trời và gió cần phải tăng tốc để đạt được mục tiêu 175 GW đầy tham vọng vào năm 2022.
- Tại Liên minh Châu Âu, nhiều quốc gia đã đưa năng lượng tái tạo trong vào danh mục các đấu giá cạnh tranh để thu hẹp khoảng cách với mục tiêu vào năm 2020.
Trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, sản xuất và tiêu thụ năng lượng tái tạo đều được dự đoán sẽ tăng khoảng 3% vào năm 2020. Ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng được dự báo trước đó gồm: chính sách năng lượng tái tạo mới ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN. Ở Liên minh châu Âu, năng lượng tái tạo được thúc đẩy và năm 2020 đánh dấu thời điểm bắt đầu thực hiện các mục tiêu mới về năng lượng tái tạo cho giai đoạn đến năm 2030.
Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, thủy điện đã, đang và có thể tiếp tục là một ngành đóng góp đáng kể vào việc đạt được mục tiêu đó. Những nỗ lực liên tục nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả và kết hợp các nguyên tắc bền vững về môi trường thông qua đổi mới kỹ thuật là những yếu tố tác động lớn đến đóng góp của thủy điện cho tổng thể nguồn năng lượng trong tương lai .
Theo thống kê của IEA, năm 2019, công suất thủy điện bổ sung ròng trên toàn cầu chỉ đạt 12,7 GW, thấp hơn 45% so với năm 2018 và là mức thấp nhất kể từ năm 2001. Điều này là do sự suy giảm ở Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu tăng trưởng thủy điện toàn cầu kể từ năm 1996.
Còn theo thống kê của Hiệp hội thủy điện thế giới, công suất thủy điện toàn cầu đạt 1.308 gigawatt (GW) vào năm 2019, với 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hoàn thành các dự án nâng cấp và cải tạo. Tuy nhiên, mức tăng đạt được năm 2019 thấp hơn hẳn so với mức tăng của năm 2018.
Ấn Độ đã vượt Nhật Bản trở thành nước sản xuất thủy điện lớn thứ năm thế giới với tổng công suất lắp đặt hiện đạt hơn 50 GW.
Xét theo khu vực thì dẫn đầu về mức tăng công suất là Đông Á và Thái Bình Dương, tiếp theo là Nam Mỹ, sau đó là Nam và Trung Á. Ở cấp độ quốc gia, các nước có mức tăng cao nhất trong năm 2019 là Brazil (4,92 GW), Trung Quốc (4,17 GW) và Lào (1,89 GW).
Giống như các ngành công nghiệp khác, năng lượng tái tạo chịu rủi ro mới từ Covid-19 với mức độ thay đổi tùy theo khu vực thị trường và công nghệ.
Mặc dù các nước trên thế giới đã bắt đầu dỡ bỏ dần một số biện pháp hạn chế đi lại để phòng chống dịch bệnh từ quý II/2020 nhưng tác động vẫn còn rất sâu rộng và tình hình có thể căng thẳng trở lại khi mùa đông đang đến gần. Thực tế cho thấy gián đoạn chuỗi cung ứng cũng đã gây ra sự chậm trễ và tác động trực tiếp đến việc vận hành các dự án điện tái tạo. Những thách thức kinh tế vĩ mô đang nổi lên có thể dẫn đến việc hủy bỏ hoặc đình chỉ quyết định đầu tư đối với cả các dự án năng lượng tái tạo ở cả quy mô lớn và nhỏ. Tất cả những yếu tố này có thể khiến nguồn cung sụt giảm trong tương lai, ngay cả khi một số dự án đã bước vào chu kỳ phát triển.
Thị trường thủy điện cũng không tránh khỏi những hệ lụy. Trong khi tính linh hoạt của thủy điện trở nên có ưu thế hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 do các của nhà máy có tính tự động hóa cao nhưng sự phát triển của ngành không tránh khỏi các tác động của khủng hoảng, trong đó có tình trạng thiếu thanh khoản khiến việc cấp vốn và tái cấp vốn của một số dự án gặp rủi ro. Một số dự án ở Đông Nam Á đã phải tạm dừng xây dựng do thiếu lao động khi các hạn chế đi lại qua biên giới được thắt chặt.
Thủy điện vẫn là nguồn điện tái tạo quan trọng nhưng xu hướng tăng trưởng công suất hiện tại không đủ để đạt được mức Kịch bản Phát triển Bền vững (SDS) của IEA.
Theo IEA, thủy điện được kỳ vọng sẽ vẫn là nguồn phát điện tái tạo lớn nhất và đóng một vai trò quan trọng trong việc cắt giảm khí thải cacbon trong hệ thống điện và cải thiện tính linh hoạt của hệ thống.
Các nhà máy thủy điện vận hành trên sông khai thác năng lượng để sản xuất điện chủ yếu từ dòng chảy sẵn có của dòng sông. Các nhà máy thủy điện trên hồ chứa dựa vào nguồn nước tích trữ trong hồ. Các hồ chứa lớn có thể giữ lại dòng chảy trung bình hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm, góp phần điều tiết nước để phục vụ các mục tiêu ứng phó với thiên tai hoặc thủy lợi.
Trong kịch bản phát triển bền vững của IEA, sản lượng thủy điện tăng 3% mỗi năm cho đến năm 2030, có nghĩa là việc bổ sung công suất cần phải tăng tốc để trở lại mức kỷ lục của năm 2013 vào năm 2030. Nhưng thực tế việc mở rộng công suất đang chậm dần do nhiều yếu tố khác nhau.
Theo dự báo của IEA, nguồn cung năng lượng tái tạo nói chung và thủy điện bổ sung trên toàn cầu trong năm 2021 dự kiến bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những yếu tố sau:'
- Các quy định về giãn cách xã hội gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các dự án và nhà máy. Ví dụ, Ấn Độ cho phép tiếp tục xây dựng các dự án năng lượng tái tạo trong ba tuần đóng cửa hoàn toàn nhưng số nhân công bị nhiễm Covid-19 gia tăng liên tục khiến sản xuất giảm sút. Còn tại Nhật Bản, nhiều công ty buộc phải cắt giảm hoạt động để đối phó với tình trạng khẩn cấp.
- Sự chậm trễ do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc đóng cửa các công trình xây dựng dẫn đến kết quả rõ ràng là giảm năng lực bổ sung trong ngắn hạn, làm giảm hiệu suất chung của hệ thống.
- Các dự án bị trì hoãn có thể có nguy cơ không thu được lợi ích từ các ưu đãi chính sách mà theo lộ trình là sẽ kết thúc vào năm 2020, ví dụ tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu, nhiều doanh nghiệp bị lỡ tiến độ sẽ không được hưởng các ưu đãi tài chính mà họ đã đủ điều kiện trước đây. (Để giải quyết những lo ngại này, một số quốc gia đã điều chỉnh chính sách để không bỏ lỡ các mục tiêu đã đặt ra).
Nguồn: dantri
Tin tức khác
05/07/2024 - Năm 2025 hoàn thành toàn bộ trạm dừng nghỉ cao tốc 28/03/2023 - Toàn cảnh cao tốc hơn 12.000 tỷ nối Ninh Bình - Thanh Hóa sắp thông xe 27/03/2023 - Đường ven biển gần 1.000 tỷ đồng ở Bình Thuận 20/02/2023 - EVN vay tiếp 2.400 tỷ làm dự án thuỷ điện Ialy mở rộng 20/02/2023 - 11 dự án cao tốc cần hơn 59.000 tỷ đồng để nâng lên bốn làn xe 06/01/2023 - 4 dấu ấn hạ tầng giao thông năm 2022 06/01/2023 - 5 dự án giao thông trọng điểm trễ hẹn năm 2022 28/03/2022 - Đóng lối lên cầu Vĩnh Tuy từ đường Nguyễn Khoái 15/09/2021 - Quy hoạch 5.000 km cao tốc đến năm 2030 03/09/2021 - Tiến độ triển khai các tuyến cao tốc trên toàn quốcXem nhiều nhất
Dự án tiêu biểu