Tin ngành nghề
Hợp long cầu Nhật Tân nối liền hai bờ sông Hồng
31/03/2021Đúng 9 giờ sáng (15/4), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng các đại biểu đã xúc khối bê tông đổ đốt dầm cuối cùng để hợp long cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng. Đây là cây cầu dài nhất Hà Nội, có tổng mức đầu tư gần 14 nghìn tỷ đồng.
Dự án cầu Nhật Tân nằm trên tuyến vành đai 2 của Hà Nội, có tổng chiều dài 8,9km với điểm đầu tại khu vực phường Phú Thượng (Tây Hồ) và điểm cuối tại nút giao với đường Nam Hồng thuộc huyện Đông Anh. Trong đó, phần cầu có tổng chiều dài 3.755m, mặt cắt ngang rộng 33,2m cho 8 làn xe và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng chiều dài là 5,18 km.
Phần cầu chính được thiết kế là cầu dây văng liên tục gồm 5 trụ tháp có chiều dài là 1.500m. Dự án được đầu tư bằng nguốn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam với tổng mức đầu tư là 13.626 tỷ đồng.
Dự án được khởi công vào tháng 3/2009. Trong quá trình thi công, mặc dù gặp không ít khó khăn, phức tạp về mặt kỹ thuật, điều kiện thi công cũng như công tác GPMB nhưng Ban QLDA 85 đã cùng với tư vấn giám sát và các nhà thầu nỗ lực vượt qua để đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Đến nay, công trình đã hoàn thành 90% khối lượng, tiến độ các gói thầu đang được kiểm soát tốt và hôm nay đốt cuối cùng của công trình cầu Nhật Tân đã được thi công để hợp long nối liền hai bờ.
Phát biểu tại lễ hợp long sáng nay, ông Nguyễn Thanh Vân – Tổng giám đốc Ban QLDA 85 cho biết: “Việc hợp long hôm nay mới chỉ là bước chuyển giai đoạn cho quá trình hoàn thiện dự án. Khối lượng công việc vẫn còn rất nhiều nên Ban QLDA 85 sẽ yêu cầu các nhà thầu và tư vấn dự án tập trung quyết liệt, huy động tối đa các nguồn lực để hoàn thành thông xe dự án vào tháng 10/2014 nhân kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô”.
Phát biểu tại lễ hợp long, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã đánh giá cao nỗ lực và trình độ của chủ đầu tư là Ban QLDA 85 và các nhà thầu thi công. Đặc biệt là việc đã áp dụng nhiều công nghệ mới, tiên tiến khi thực hiện dự án.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: “Ngày hôm nay là một mốc quan trọng, đánh dấu một giai đoạn nước rút để đưa công trình vào khai thác dịp cuối năm nay. Chính vì vậy, yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện tốt việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và an toàn vệ sinh lao động đúng với tinh thần là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
Tiến Mạnh - Khánh Linh
Nguồn: http://giaothongvantai.com.vn
Tin tức khác
05/07/2024 - Năm 2025 hoàn thành toàn bộ trạm dừng nghỉ cao tốc 28/03/2023 - Toàn cảnh cao tốc hơn 12.000 tỷ nối Ninh Bình - Thanh Hóa sắp thông xe 27/03/2023 - Đường ven biển gần 1.000 tỷ đồng ở Bình Thuận 20/02/2023 - EVN vay tiếp 2.400 tỷ làm dự án thuỷ điện Ialy mở rộng 20/02/2023 - 11 dự án cao tốc cần hơn 59.000 tỷ đồng để nâng lên bốn làn xe 06/01/2023 - 4 dấu ấn hạ tầng giao thông năm 2022 06/01/2023 - 5 dự án giao thông trọng điểm trễ hẹn năm 2022 28/03/2022 - Đóng lối lên cầu Vĩnh Tuy từ đường Nguyễn Khoái 15/09/2021 - Quy hoạch 5.000 km cao tốc đến năm 2030 03/09/2021 - Tiến độ triển khai các tuyến cao tốc trên toàn quốcXem nhiều nhất
Dự án tiêu biểu