TextHead
TextBody

Đường cao tốc Nhật Tân - Nội bài là một trong những tuyến đường hiện đại

06/03/2021

Đường Võ Nguyên Giáp, kết nối trung tâm thành phố Hà Nội, qua cầu Nhật Tân – Cầu dây văng dài nhất Việt Nam, với sân bay Nội Bài với nhà ga hàng không T2 hiện đại, đường có tổng chiều dài 12,2 km, điểm đầu là nút giao Nam Hồng (đường dẫn phía Bắc cầu Nhật Tân), điểm cuối là nút giao cắt giữa đường Bắc Thăng Long với quốc lộ 2. Đây là một tuyến đường được thiết kế theo đường đô thị, có mặt cắt ngang từ 80 đến100m với 6 làn xe, chạy tốc độ cao với vận tốc 80km/h, 2 đường gom. Toàn tuyến có 8 cầu được thiết kế vĩnh cửu theo kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực. So với 30 km từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài theo đường Bắc Thăng Long – Nội Bài như hiện nay, đường Võ Nguyên Giáp vừa gần trung tâm thành phố hơn, lại vừa được rút ngắn xuống còn 15km.

Mức đầu tư để xây dựng đường Võ Nguyên Giáp, lên tới gần 5.000 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 85, Bộ Giao thông vận tải, đơn vị thi công là Tổng Công ty CIENCO 4. Toàn bộ phần giải phóng mặt bằng để xây dựng đường có tổng diện tích đất chiếm dụng là 129 ha, chủ yếu là đất trồng lúa, thuộc về UBND thành phố Hà Nội, trong đó có 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn thực hiện.

Đường Võ Nguyên Giáp là tuyến đường trọng điểm có tác động rất lớn đến hạ tầng giao thông Thủ đô. Tuyến đường được liền mạch với cầu Nhật Tân, bắc qua sông Hồng, tại trục đường vành đai 2, thông qua đường Lạc Long Quân và đường Âu Cơ, kết nối với các trục đường quốc lộ 5 kéo dài ( đoạn từ Gia Lâm đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long, quốc lộ 23B, quốc lộ 2, đường cao tốc Nội Bài – thành phố Lào Cai, quốc lộ 18 và quốc lộ 3 và đường Võ Văn Kiệt tới các nhà ga T1, T2 sân bay quốc tế Nội Bài ..tạo ra một hệ thống giao thông mới, phía Tây thành phố, góp phần làm giảm áp lực quá tải trên tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài hiện nay, đồng thời hoàn chỉnh trục kết nối chính Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô theo quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp và sân bay quốc tế Nội Bài, hình thành một cụm công trình đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp giảm tải cho tuyến Bắc Thăng Long hiện nay. Đường Võ Nguyên Giáp vừa góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông Hà Nội, lại vừa tạo nên một hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Tuyến đường còn là trục hướng tâm nối thành phố tới vùng lõi đô thị Hà Nội, trong tương lai sẽ là trục đường bộ chính yếu liên kết 3 cụm đô thị lớn trong khu vực. lớn là Long Biên - Gia Lâm - Yên Viên; Đông Anh; Mê Linh - Đông Anh ở khu vực mở rộng phía bắc sông Hồng.

Trong quy hoạch chung phát triển thủ đô, trong đó có quy hoạch chi tiết trục không gian Nhật Tân - Nội Bài với quần thể Trung tâm tài chính thương mại quốc tế ASEAN và khu đô thị, dịch vụ đa năng. Đến nay, thành phố đã phê duyệt 17 quy hoạch phân khu và thiết kế một tuyến đường; thông qua 9 đồ án phân khu; hoàn thành nhiệm vụ quy hoạch 5 đô thị vệ tinh, 3 thị trấn sinh thái...Trong đó trục không gian Nhật Tân - Nội Bài là tuyến giao thông tạo động lực phát triển, là cửa ngõ của thủ đô trong giao lưu quốc tế.